Huyện Quảng Xương tập trung phòng,chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò

Bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò ngày càng diễn biến phức tạp. Hiện trên địa bàn huyện Quảng Xương đã có 18 xã có trâu bò bị bệnh và chết. Do vậy việc tiêm vắc xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò nhằm tạo miễn dịch, ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

     Theo bà Phạm Thị Nhung - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương cho biết, VDNC trên trâu, bò là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi vi-rút, không có thuốc chữa trị. Ngày 31/3/2021 xuất hiện ổ dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đầu tiên trên địa xã Quảng Phúc; sau hai tháng dịch bệnh đã bùng phát mạnh lây lan ra hầu hết các xã, thị trấn và đỉnh của dịch bệnh là vào nửa đầu tháng 4/2021 với ổ dịch phát sinh, số trâu bò mắc bệnh rất cao. Dù xuất hiện muộn hơn các địa phương khác nhưng chỉ sau thời gian ngắn, bệnh VDNC đã gây hại tại 18 xã, làm 312 con trâu, bò mắc bệnh (trong đó tiêu hủy 54 con trâu, bò). Số lượng trâu bò chết chủ yếu ở đàn nghé chiếm 74% và trâu bò chưa được tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục.

Hướng dẫn nông dân điều trị bệnh VDNC ở trâu, bò tại xã Quảng Phúc

   Theo bà Phạm Thị Nhung - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương cho biết, VDNC trên trâu, bò là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi vi-rút, không có thuốc chữa trị. Ngày 31/3/2021 xuất hiện ổ dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đầu tiên trên địa xã Quảng Phúc; sau hai tháng dịch bệnh đã bùng phát mạnh lây lan ra hầu hết các xã, thị trấn và đỉnh của dịch bệnh là vào nửa đầu tháng 4/2021 với ổ dịch phát sinh, số trâu bò mắc bệnh rất cao. Dù xuất hiện muộn hơn các địa phương khác nhưng chỉ sau thời gian ngắn, bệnh VDNC đã gây hại tại 18 xã, làm 312 con trâu, bò mắc bệnh (trong đó tiêu hủy 54 con trâu, bò). Số lượng trâu bò chết chủ yếu ở đàn nghé chiếm 74% và trâu bò chưa được tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục.

    Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn chỉ đạo lực lượng thú y cơ sở tăng cường bám địa bàn; tổ chức tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi về bệnh VDNC trên trâu, bò. Các xã triển khai phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi; khuyến cáo các hộ chăn nuôi chăm sóc, bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng cho trâu, bò, nuôi nhốt gia súc, phun thêm hóa chất, rải vôi bột diệt ruồi, muỗi, ve, mòng… để hạn chế vật trung gian truyền bệnh;  đặc biệt là bắt đầu tiêm phòng khẩn cấp vắc xin VDNC trên địa bàn toàn huyện từ ngày 31/3/2021, đến khi đạt được trên 90% diện tiêm, do đó đến thời điểm hiện tại dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trên địa bàn huyện đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan vẫn có thể tăng lên.

Phun thuốc tiêu độc khử trung phòng dịch VDNC ở trâu, bò

     Để công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn và tiến tới công bố hết dịch trên địa bàn huyện, tại cuộc họp giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò ngày 31/5/2021, Đồng chí Hà Thế Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản kết luận như sau:

1. Đối với UBND các xã, thị trấn

- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới Nhân dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; thực hiện tiếp sóng đài truyền thanh huyện phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thời lượng 01 lần/ngày; đồng thời truyền thanh xã có trách nhiệm tăng cường thêm các bài viết tại đơn vị.

           - Tổ chức rà soát, thống kê đầy đủ số lượng trâu, bò trong độ tuổi mà chưa tiêm phòng vacxin để tổ chức tiêm bổ sung, hoàn thành trước ngày 10/6/2021. Đơn vị nào để xảy ra tình trạng trâu, bò trong diện tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục mà không thống kê để tiêm phòng mà để mắc bệnh trong đợt này thì Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

         - Xác định công tác tiêm phòng viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò là việc làm thường xuyên, liên tục là nhiệm vụ quan trọng hằng năm để xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác tiêm phòng; tổ chức phân loại số trâu, bò có triệu chứng; số trâu, bò mắc bệnh nặng để đề xuất với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hỗ trợ về chuyên môn trong công tác điều trị.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động tại các chốt dịch, các chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm thịt trâu, bò; các điểm giết mổ, buôn bán thịt trâu, bò phải có nguồn gốc xuất xứ, xuất trình được giấy kiểm dịch động vật, đủ điều kiện mới cho giết, mổ; đơn vị nào vi phạm xử lý theo quy định.

2. Đối với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch huyện chuẩn bị tốt nội dung bài tuyên truyền phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, thời lượng 01 lần/ngày để Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt để người dân tích cực, chủ động đăng kí mua vacxin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.

- Tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các xã, thị trấn trong việc điều trị cho số trâu, bò mắc bệnh.

- Chuẩn bị đầy đủ số lượng vacxin để phục vụ cho công tác tiêm bổ sung trên cơ sở đăng kí của các xã, thị trấn gửi về và tổ chức tiêm phòng bổ sung xong trước ngày 10/6/2021.

- Phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, thống kê đầy đủ số lượng đàn trâu, bò và tính theo độ tuổi để có kế hoạch tiêm phòng thường xuyên.

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lò, điểm giết mổ trâu, bò; yêu cầu các cơ sở phải có giấy phép của cán bộ thú y xã và cơ quan có thẩm quyền mới cho thực hiện giết mổ trâu, bò.

- Kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống dịch, điều trị dịch bệnh viên da nổi cục trên đàn trâu, bò tại các xã, thị trấn để công bố hết dịch khi đủ điều kiện.

3. Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu kiện toàn ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản năm 2021; chủ trì phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thống kê thường xuyên số liệu báo cáo các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo đúng yêu cầu và thời gian quy định; đặc biệt bổ sung số lượng bò được điều trị khỏi bệnh để minh chứng cho việc tiêm phòng có giá trị và hiệu quả.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.

- Tích cực theo dõi, tham mưu để Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản năm 2021 huyện giao ban với các xã, thị trấn có số lượng trâu, bò mắc dịch bệnh viêm da nổi cục nhiều và diễn biến phức tạp để kịp thời xử lý dịch bệnh.

4. Đối với Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch huyện

Thực hiện phát thanh nội dung bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, thời lượng 01 lần/ngày để đài truyền thanh các xã, thị trấn tiếp sóng.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Chủ trì, phối hợp với Phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch đặc biệt là công tác phòng chống dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.

6. Đề nghị UB MTTQ Việt Nam huyện Quảng Xương

Tăng cường phối hợp với các phòng, ban, ngành tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, hội viên thuộc khối mặt trận tổ quốc hiểu được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh viêm da nổi cục ảnh hưởng đến kinh tế rất lớn, cần nâng cao ý thức người dân trong việc chủ động mua vacxin tiêm phòng dịch bệnh.

Hồng Nhung