Những năm qua, nông dân huyện Quảng Xương đã không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương.
.jpg)
Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Cao Xuân Đằng,
ở thôn Yên Cảnh, xã Quảng Yên cho thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm
Ông Cao Xuân Đằng, thôn Yên Cảnh, xã Quảng Yên, thôn Yên Cảnh, xã Quảng Yên Sau khi trải qua nhiều ngành nghề khác nhau nhưng kinh tế gia đình vẫn không mấy cải thiện. Năm 2012, nhận thấy địa phương có nhiều diện tích đất vùng trũng, cấy lúa kém hiệu quả, ông đã mạnh dạn làm đơn thầu 3 ha đất khó canh tác của xã ở cánh đồng Bãi Mã Làn để cải tạo thành mô hình trang trại tổng hợp. Với diện tích sẵn có, ông Đằng đã đào 3 ao, mỗi ao có diện tích 2.500m2 để nuôi ốc nhồi, nuôi cá; diện tích còn lại ông trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi gà, vịt và làm chuồng nuôi chim bồ câu. Trong đó, gà, vịt là những con nuôi chủ lực của trang trại, được ông Đằng nuôi theo hình thức gối lứa, thả vườn, chất lượng thịt dai ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung bình một năm, ông Đằng xuất bán được 4 lứa vịt và 3 lứa gà, mỗi lứa đạt khoảng gần 400 con, cung cấp ra thị trường trên 4 tấn gà, vịt thương phẩm/ năm. Nhờ nhạy bén trong phát triển kinh tế, nên mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Đằng đạt hiệu quả cao; sau khi trừ chi phí cho thu lãi gần 200 triệu đồng/ năm.
Xưởng mộc của gia đình anh Đoàn Văn Lâm, sinh năm 1984 ở thôn Thượng Đình 2, xã Quảng Định, sau khi học xong cấp 3, do kinh tế gia đình khó khăn, anh Lâm đi làm thuê cho các xưởng mộc lớn trong huyện, khi có được ít vốn cũng như có tay nghề anh Lâm đã về mở xưởng sản xuất đồ mộc tại gia đình. Nhờ sự cần cù, linh hoạt đầu tư đúng hướng, đến nay xưởng mộc của gia đình anh Lâm ngày càng mở rộng, sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài xã. Không chỉ làm giàu cho gia đình, xưởng mộc của anh Lâm còn tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương với mức lương khoảng 7 triệu đồng/ người/tháng. Mỗi năm, trừ chi phí, nghề làm mộc cho gia đình anh Lâm thu lãi trên 200 triệu đồng.
.jpg)
Xưởng mộc của gia đình anh Đoàn Văn Lâm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương 7 triệu đồng trê
Trong điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khăn, nhưng nông dân đã phát huy được tính sáng tạo trong việc lựa chọn những mô hình sản xuất mới, ngành nghề phù hợp để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Năm 2021, toàn huyện có trên 10 nghìn hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh giỏi các cấp; đây là những điển hình tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Để đồng hành cùng hội viên nông dân phát triển kinh tế, hàng năm, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân; đồng thời đứng ra tín chấp với các Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thanh Hóa, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho trên 13 nghìn lượt hội viên vay vốn, với tổng dư nợ đến nay đạt trên 600 tỷ đồng, để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Góp phần, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương ngày phát triển.