Chiều ngày 8/5/2023, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Xương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2023 và Kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn & phòng thủ dân sự (PTDS) năm 2023.
.jpg)
Toàn cảnh hội nghị
Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Hà Thế Anh – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện; tham dự có đồng chí Lê Đại Hiệp- HUV, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn; lãnh đạo các ngành liên quan; Phó Chánh Văn phòng HĐND – UBND huyện; Doanh nghiệp cung ứng giống cây trồng trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính nông nghiệp,Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp các xã, thị trấn.
.jpg)
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Xuân năm 2023, triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Thu-Mùa năm 2023 và Tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn & PTDS năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo đó, vụ Xuân năm 2023 nhuận 2 tháng 2 âm lịch, vì vậy thời tiết, khí hậu có sự biến đổi khác biệt so với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít; đầu vụ rét kéo dài, một số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây lúa; hầu hết diện tích lúa sinh trưởng chậm; giá vật tư nông nghiệp, nhiên liệu, nhất là phân bón giai đoạn đầu vụ cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các phòng, ngành liên quan từ huyện đến cơ sở và sự cố gắng nỗ lực của nông dân, đã khắc phục khó khăn, tập trung nguồn lực gieo trồng tổng diện tích vụ xuân: 8.505ha, trong đó cây lúa: 6.252 ha, ngô: gần 170ha, lạc gieo: 170,83ha, khoai lang: 48,33 ha, thuốc lào: 544,27 ha, cây cói: 539,93 ha, rau đậu các loại: 679,2ha, cây trồng khác: 47,29 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ xuân dự kiến đạt 43.648 tấn. Cơ cấu giống cây trồng, thời vụ, tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phù hợp với chân đất, thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu và thị trường tiêu thụ; tỷ lệ lúa năng suất chất lượng cao, lúa nếp tăng; tỷ lệ sử dụng các giống ngô mới, rau chất lượng cao, năng suất cao…ngày càng nhiều. Các mô hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao tiếp tục duy trì và mở rộng tại các xã với quy mô 865 ha (diện tích lúa gạo chất lượng cao được mở rộng với diện tích 805 ha, tại xã Quảng Hòa, Quảng Văn, Quảng Ngọc, Quảng Long, Quảng Yên, Quảng Hợp, Quảng Trường). Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao với Công ty TNHH giống Bắc Trung Bộ; Công ty TNHH Anh Thành Phong; Công ty TNHH Hồng Quang với tổng số lượng thu mua 3.000 tấn lúa; đã xác nhận cấp mã số vùng trồng cho 208,1 ha lúa tại 5 xã: Quảng Long, Quảng Yên, Quảng Trường, Quảng Trạch và Quảng Đức. Vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục mở rộng lên 45 ha tại các xã Quảng Lưu, Quảng Yên, Quảng Lộc, Quảng Chính, Quảng Văn, TT.Tân Phong...; diện tích sản xuất rau, quả trong nhà lưới tiếp tục được mở rộng 48.500 m2 ( tăng 9.000 m2 tại các xã Quảng Định, Quảng Văn và Tiên Trang); liên kết sản xuất rau quả, ngô ngọt với các Công ty TNHH Hoàng Phát, Công ty TNHH An Việt, Công ty cổ phần GVA... có thể khẳng định rằng đây là các mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh cho người sản xuất và tạo được sự đồng thuận cao của nông dân.
.jpg)
Đồng chí Lê Đại Hiệp - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện bày
Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Xuân năm 2023, triển khai Kế hoạch sản xuất vụ
Thu-Mùa năm 2023 và Tổng kết công tác phòng chố
Về sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2023 tổng diện tích gieo trồng là: 8.700 ha; Trong đó: Cây lúa 6.650 ha; năng suất 55 tạ/ha; sản lượng 36.575 tấn, cây ngô 250 ha; năng suất 47 tạ/ha; sản lượng 1.175 tấn, cây vừng 65 ha; năng suất 9 tạ/ha; sản lượng 58,5 tấn, cây khoai lang 80 ha; năng suất 85 tạ/ha; sản lượng 680 tấn, cây cói 550 ha, năng suất 75 tạ/ha; sản lượng 4.125 tấn, rau màu các loại 700 ha, cây trồng khác 405 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Thu - Mùa phấn đấu đạt: 33.750 tấn trở lên.
Trong thực hiện nhiệm vụ Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cưua nạn (PCTT&TKCN) năm 2022, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai. Chủ động xây dựng phương án ứng phó, khắc phục hậu quả đối với các tình huống thiên tai, đảm bảo sát với thực tế. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN và xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật tư phương tiện phục vụ công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ” được tăng cường. Duy trì tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố các công trình ngay từ giờ đầu. Hàng năm, UBND huyện đã giao các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các địa phương rà soát, lập dự toán kinh phí để cải tạo, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và công tác PCTT trên địa bàn huyện. Năm 2022, chỉ đạo Ban quản lý dự án xây dựng, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án PCLB để đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều, thủy lợi, PCTT đang thi công dở dang: Nâng cấp tuyến đê tả sông Hoàng xã Quảng Văn - Quảng Ngọc. Xây dựng cống Soài, cống Cửa Đãi đê Sông Yên xã Quảng Phúc. Kè chống sạt lở bờ sông Hoàng, xã Quảng Long.
.jpg)
Đồng chí Hà Thế Anh -Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hà Thế Anh – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị mình, xây dựng phương án sản xuất của địa phương với các giải pháp cụ thể, linh hoạt, lựa chọn hình thức tổ chức triển khai phù hợp để các HTX dịch vụ nông nghiệp và Nhân dân thực hiện. Tập trung đẩy mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện phát triển trồng trọt; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Đề nghị Phòng Nông nghiệp tiếp tục quan tâm thăm đồng để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Tham mưu thành lập tổ đánh giá năng suất cây trồng phục vụ báo cáo 6 tháng và tiếp xúc cử tri để tiện cho việc lãnh đạo tổ chức sản xuất. Công ty Thủy nông Sông Chu chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương có lịch sớm, chính xác từng ngày để xã chủ động đưa nguồn nước mạnh về cuối tuyến điều tiết nước hợp lý. Điện lực huyện Quảng Xương tham gia cung cấp điện trạm bơm để giải quyết điện cục bộ. Phòng KTHT, Ban QLDA và ĐTXD huyện có trách nhiệm đôn đốc chủ đầu tư, UBND các xã đẩy nhanh các công trình liên quan đến nông nghiệp tránh mùa mưa bão.
Đồng chí nhấn mạnh: Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp vụ mùa 2023, các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tình hình thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay; kiến thức phòng tránh, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai. Phải xác định công tác phòng, chống, ứng phó giảm nhẹ thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, không được chủ quan, coi nhẹ. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch, phương án PCTT&TKCN ứng với các kịch bản thiên tai xảy ra phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị, địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xây dựng và triển khai phương án hộ đê toàn tuyến, phương án di dân các vùng trọng yếu với các tình huống thiên tai xảy ra; Các xã, thị trấn phải chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện nghiêm các qui định về công tác PCTT&TKCN, chế độ trực ban trong mùa bão, lũ - nhất là công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; duy trì, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo trong suốt mùa mưa bão./.