Ngày 22/7/2024, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND Về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

Nội dung Chỉ thị nêu rõ: Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An... gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi; tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh; trong đó các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa dịch bệnh đang xảy ra trên diện rộng, chưa được kiểm soát như Hòa Bình (đang xảy ra tại 18 xã của 07 huyện), Sơn La (đang xảy ra tại 10 xã của 06 huyện), Ninh Bình (đang xảy ra tại 06 xã của 04 huyện). Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan trên địa bàn huyện ta là rất cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường.
Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh DTLCP kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, bảo vệ thành quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các phòng, ban, ngành có liên quan, tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 18/6/2024; Chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện tại Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 25/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Xương, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện cấp bách các nội dung sau:
1. Phòng Nông nghiệp và PTNT; UBND các xã, thị trấn; Thủ trưởng các phòng, ban, ngành có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng b ng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, cấp xã về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành thú y, y tế và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.
2. Đối với UBND các xã, thị trấn:
a) Chủ tịch UBND các xã, thị trấn báo cáo Ban ban chấp hành đảng ủy xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực trên địa bàn chủ động tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP; phân công lực lượng triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm, kịp thời phát hiện, tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát sinh còn trong diện hẹp, không để lây lan phát sinh thêm ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, phối hợp với các phòng chức năng có liên quan để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
b) Khẩn trương cũng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Tổ giám sát thôn, xóm để tập trung nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của Trung Ương, của tỉnh, của huyện và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y.
c) Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống đẩy mạnh việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.
d) Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP (bao gồm cả các cơ sở chăn nuôi tự chủ động thực hiện tiêm vắc xin DTLCP), báo cáo gửi về UBND huyện (qua Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện) trước ngày 26/7/2024. Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số liệu báo cáo.
đ) Rà soát vật tư, vắc xin, hóa chất, vôi bột… dự phòng phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí dự phòng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hoá chất sát trùng, vôi bột, vắc xin… đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp. Rà soát, củng cố, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y các cấp đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Kịp thời hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn, giám sát các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn chủ động nguồn kinh phí tiêm phòng vắc xin DTLPC đảm bảo hiệu quả, an toàn.
e) Tăng cường công tác quản lý về kê khai hoạt động chăn nuôi định kỳ và đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Chăn nuôi năm 2018; khoản 3 và khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định. Xác định đây là giải pháp căn bản trong quản lý, giám sát, chủ động ngăn chăn hiệu quả bệnh DTLCP và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
g) Tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn, nhất là công tác quản lý vận chuyển lợn giống; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không đúng quy định.
h) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất theo quy định về UBND huyện (qua Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đảm bảo số liệu đầy đủ và chính xác) để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở nông nghiệp và PTNT.
i) Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nếu để dịch bệnh xảy ra và lây lan rộng trên địa bàn do lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc dấu dịch phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện.
2. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu phi để kịp thời tham mưu cho UBND huyện giải pháp quản lý, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lây lan trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn, các cán bộ chuyên môn ở cơ sở báo cáo đầy đủ, chính xác về diễn biến, tình hình dịch bệnh trên địa bàn và thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nh m ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng theo đúng chỉ đạo của tỉnh và huyện.
- Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Công an huyện, Đỗi quản lý thị trường số 2, thành lập đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống DTLCP. - Căn cứ các quy định hiện hành và các văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Phòng Tài chính - KH lập dự toán kinh phí thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập và lây lan trên địa bàn huyện trình Chỉ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.
3. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện
- Tăng cường hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; các điều kiện cần thiết để thực hiện tái đàn, tăng đàn lợn, vệ sinh phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống đẩy mạnh việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn.
- Khi lợn ốm có biểu hiện nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức lấy mẫu để kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng.
- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê tổng đàn lợn trên địa bàn huyện, báo cáo gửi về UBND huyện (qua phòng nông nghiệp và PTNT) trước ngày 30/7/2024.
4. Ban chỉ đạo 389 của huyện, Phòng kinh tế - Hạ tầng Phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nh m ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ và khách du lịch từ các địa phương đã và đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín vào địa bàn huyện; xử lý, tiêu hủy toàn bộ lợn, sản phẩm lợn nhập khẩu trái pháp luật (trước khi tiêu hủy lấy mẫu gửi cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).
5. Công an huyện: Chỉ đạo lực lượng chuyên môn tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nh m chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Phòng Văn hóa – thông tin và Trung tâm Văn hóa TT-TT&DL huyện: Phối hợp với Phòng nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp để thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
7. Phòng Tài chính – Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với các các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện; đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí kịp thời trong trường hợp phải tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn phòng, chống dịch để người chăn nuôi chủ động, tự giác, hợp tác, báo cáo dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, các chủ trang trại, hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, chỉ thực hiện tái đàn, tăng đàn khi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
9. Đề nghị các đồng chí Bí thư đảng ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền trên địa bàn chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả.
Chủ tịch UBND huyện yêu cầu trưởng các Phòng chuyên môn, người đứng đầu các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ thị này./.