
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là hoạt động dành cho các em học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách, nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức, khả năng sáng tạo, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện “Đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, góp phần xây dựng xã hội học tập suốt đời và khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng. Thông qua Cuộc thi khẳng định ví trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc trong việc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong thế hệ trẻ Xứ Thanh.
Quy mô tổ chức Cuộc thi: Quy mô cấp tỉnh.
Đối tượng dự thi: Học sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian, địa điểm tiếp nhận bài tham gia Cuộc thi
- Thời gian: Từ ngày 25/5/2025 đến hết ngày 05/6/2025.
- Địa điểm nộp bài tham gia Cuộc thi: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Thư viện tỉnh Thanh Hóa (Địa chỉ: Số 11 đường Hàng Đồng, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Thời gian tổ chức chấm chọn bài tham gia Cuộc thi Từ ngày 15 tháng 6 năm 2025 đến ngày 05 tháng 7 năm 2025, Ban Tổ chức Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 sẽ tổ chức chấm chọn bài dự thi; lựa chọn 06 bài dự thi đạt giải Nhất, gửi tham dự Vòng Chung kết cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Thời gian, địa điểm tổ chức Lễ tổng kết-Trao giải thưởng
- Thời gian trao giải: Dự kiến tháng 9 năm 2025.
- Địa điểm: Tại Nhà hát Nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa (Địa chỉ: Số 22 đường Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Nội dung bài dự thi
1.1. Nội dung bài dự thi dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở (Thí sinh có thể chọn nội dung 1 hoặc nội dung 2 để làm bài dự thi):
a) Nội dung 1:
- Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội.
- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
b) Nội dung 2:
- Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
1.2. Nội dung bài dự thi dành cho học sinh Trung học phổ thông (Thí sinh có thể chọn nội dung 1 hoặc nội dung 2 để làm bài dự thi):
a) Nội dung 1:
- Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, tác phẩm nào có tác động mạnh mẽ đến tư duy của anh (chị), khơi dậy khát vọng, ý chí phấn đấu, tiên phong, sáng tạo, tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.
- Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: Người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được; khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).
b) Nội dung 2:
- Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
- Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: Người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc 3 thực hiện, dự kiến kết quả đạt được; khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).
Ban Tổ chức trao thưởng và Giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân đạt giải.
Cơ cấu giải thưởng như sau:
1. Giải tập thể:
Gồm 02 giải: - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố triển khai Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 tốt nhất: 01 giải, trị giá 1.000.000 đồng. - Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 giải, trị giá 1.000.000 đồng 1 Đầu mối liên hệ: Đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Thư viện tỉnh; SĐT liên hệ: 0914.688.339.
2. Giải cá nhân: Dành cho 03 cấp học phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, gồm 67 giải, cụ thể như sau: - Giải Nhất: 06 giải, trị giá 1.000.000 đồng/giải. - Giải Nhì: 15 giải, trị giá 600.000 đồng/giải. - Giải Ba: 18 giải, trị giá 500.000 đồng/giải. - Giải Khuyến khích: 28 giải, trị giá 300.000 đồng/giải.
3. Giải chuyên đề: Dành cho 03 cấp học phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, gồm 04 giải, cụ thể như sau: - Bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất: 01giải, trị giá 300.000 đồng/giải. - Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất: 01giải, trị giá 300.000 đồng/giải. - Giải Video dự thi ấn tượng nhất: 01giải, trị giá 300.000 đồng/giải. - Kế hoạch/Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất: 01giải, trị giá 300.000 đồng/giải
Xem thể lệ tại đây