Gương phụ nữ làm kinh tế giỏi tại xã Quảng Ninh
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện. Nhiều hội viên phụ nữ đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Chị Phạm Thị Thương ở thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh là một trong những điển hình ấy.
Page Content
.jpg)
Cơ sở in chiếu của gia đình chị Thương còn tạo việc làm thường xuyên cho
5 lao động địa phương, với mức lương gần 6 triệu đồng một người, một tháng.
Những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống của hai vợ chồng chị Thương gặp không ít khó khăn về kinh tế, bởi thu nhập chính chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Vậy làm thế nào để có tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nuôi con nhỏ ăn học luôn túc trực trong tâm trí chị Thương. Nhận thấy trong thôn có nhiều hộ làm nghề dệt chiếu, nhưng dệt thủ công bằng tay, hiệu quả không cao. Với quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, năm 2022 chị Thương mạnh dạn bàn với chồng vay vốn ngân hàng mua 4 máy dệt chiếu với giá 58 triệu đồng/ máy về làm. Thời gian đầu, do thiếu vốn nhập nguyên liệu, thị trường đầu ra bấp bênh nên thu được lãi ít, có khi chỉ hòa vốn. Không nản chí, chị thường xuyên động viên chồng kiên trì khắc phục khó khăn, đồng thời, đến các cơ sở dệt chiếu lâu năm của huyện để học hỏi kỹ thuật cũng như khảo sát thị trường tiêu thụ. Qua nhiều năm, nhờ có máy móc hiện đại, cùng với sự năng động, sáng tạo, nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng và thường xuyên cải tiến mẫu mã, những lá chiếu của cơ sở chị Thương sản xuất được nhiều người biết đến. Không dừng lại ở đó, năm 2010, khi máy dệt chiếu trên địa bàn huyện có nhiều, chị Thương quyết định chuyển từ nghề dệt chiếu sang mở cơ sở in chiếu hoa, may viền chiếu để nhập cho các thương lái. Để có nguồn nguyên liệu, chị vào các xã Quảng Phúc, Quảng Văn để thu mua chiếu mới trải qua công đoạn dệt thô, sau đó đem về tiếp tục công đoạn may viền, in hoa và phơi nắng. Trung bình một tháng, cơ sở của chị Thương cung cấp ra thị trường khoảng 10 nghìn đôi chiếu hoa các loại. Sau khi trừ chi phí, nghề in chiếu cho gia đình chị Thương thu lãi khoảng 200 triệu đồng/ năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Thương còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, với mức lương gần 6 triệu đồng/ người/ tháng.
.jpg)
Sau khi trừ chi phí, nghề in chiếu cho gia đình chị Thương thu lãi khoảng 200 triệu đồng một năm
Không chỉ năng động, sáng tạo nắm bắt thời cơ trong phát triển kinh tế, chị Thương còn đảm đang, chăm lo cho gia đình gồm nhiều thế hệ sống hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, nuôi dạy và đầu tư cho các con ăn học; nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Chi hội Phụ nữ thôn và Hội LHPN xã. Hiện chị Thương đang là chủ nhiệm câu lạc bộ bóng chuyền nữ của xã; chị luôn gương mẫu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một hội viên và các phong trào của địa phương phát động. Nhiều năm liên tục gia đình chị Thương nhận được danh hiệu gia đình văn hóa.
Có thể nói, chị Phạm Thị Hương là một gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Nhữngkết quả đạt được ngày hôm nay của chị đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và làm noi theo.
Nguyễn Liên (Trung tâm VH,TT,TT&DL)