Kỹ thuật nuôi tôm Càng xanh toàn đực đem lại lợi nhuận cao

Đăng ngày 13 - 11 - 2024
100%

Ao nuôi tôm càng xanh công nghiệp

Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng, đem lại giá trị kinh tế cao không chỉ cho người nuôi tôm và cho nền kinh tế của cả nước ta, đó chính là lý do cho sự phát triển trong những năm gần đây của nghề nuôi tôm, trong đó có nghề nuôi tôm càng xanh tại các vùng đồng bằng ven biển. Nhằm giúp người nông dân nắm bắt và hiểu rõ hơn về quy trình kỹ thuật nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm Càng xanh toàn đực đem lại lợi nhuận cao như sau:

1. Nuôi quảng canh cải tiến.

1.1.Chuẩn bị ao nuôi.

Hình thức nuôi này khá đơn giản, được thực hiện trong các ao nuôi  có diện tích lớn (5.000-20.000 m2). Các ao nuôi được đắp bờ chống tràn, chống thất thoát tôm nuôi. Bờ ao có thể được rào lưới hoặc không. Để chủ động trong việc thay và điều chỉnh độ mặn của nước ao nuôi tốt nhất nên xây dựng ao nuôi gần các kênh cấp nơi có cả nguồn nước ngọt và nước mặn.

Trong ao được thiết kế thành các mương và trảng xen kẽ nhau hoặc mương chạy xung quanh ao. Thông thường mương được thiết kế có bề rộng 5-6m, độ sâu mực nước 1,2m. Trảng có độ sâu mực nước 30-40 cm, trên bề mặt trảng có thể trồng lúa ở vùng nước ngọt hoàn toàn hoặc trồng cây lác (cói) hoặc lúa. Ở vùng mà độ mặn không thích hợp với sự phát triển của cây lúa  (≥ 5‰), trong một số trường hợp, mặt trảng có thể trồng rong đuôi chồn hoặc để cho các loài cỏ nước mặn mọc tự nhiên.

Trước khi thả giống trong mô hình này cần phải cải tạo ao thật kỹ. Đầu tiên bơm cạn, rải vôi liều lượng 7-10kg/100m2 để nâng cao pH khử trùng.Thời gian phơi ao phụ thuộc vào độ phèn của đất, đối với đất phèn nên phơi ao lâu để phòng xì. Nước được cấp vào ao qua túi lọc để ngăn dịch hại, gây màu diệt cá tạp như tôm nuôi thông thường.

Kiểm tra tôm bằng chài 

1.2. Chọn mùa vụ nuôi.

Ấu trùng tôm càng xanh phát triển tốt trong nước có độ mặn 10-13‰. Trong quá trình phát triển tự nhiên, tôm sẽ di chuyển dần vào vùng nước lợ nhạt hoặc ngọt hoàn toàn. Do đó, mùa vụ nuôi tôm cũng nên tính toán sao cho phù hợp với sự phát triển bình thường của tôm. Ở những vùng có độ mặn thay đổi theo chu kỳ trong năm phải tính toán hợp lý để mùa vụ nuôi nằm lọt trong giai đoạn có độ mặn thích hợp nhất ≤ 12‰.

Hình 1. Mô tả khung mùa vụ thích hợp khi độ mặn và nhiệt độ thay đổi trong năm 

1.3. Xử lý nước.

Bảng 1. Yêu cầu một số chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị thích hợp

1

pH

 

7.8 - 8.5

2

Độ mặn

12 - 13

3

Độ kiềm

mg CaCO3/l

80 - 120

4

NH3 trong điều kiện pH=8 và nhiệt độ=200C

mg/l

≤ 0,1

5

Oxy hòa tan

mg/l

≥ 5

  1.4. Thả giống.

Sau khi gây màu nước thì tiến hành thả giống, mật độ thả phù hợp là 3-5 con/m2. Cần phải kiểm tra chất lượng nước trước khi thả tôm. Cách tốt nhất là lấy tôm thả vào thau có chứa nước trong ao và quan sát hoạt động của chúng sau 6-12 giờ. Trong trường hợp không có mẫu tôm để thử thì cần đo độ mặn của nước ao nuôi và thông báo cho trại sản xuất giống để có phương án thuần thích hợp, tránh hao hụt sau khi thả. 

Thả tôm giống trong ao nuôi

1.5. Cho ăn và quản lý ao nuôi.

Trong tháng nuôi đầu tiên 4-5% trọng lượng thân, lượng thức ăn được rải đều dọc theo các mương. Do tôm có tập tính hoạt động mạnh về đêm nên cho ăn ngày 02 lần vào lúc 5-6 giờ sáng (40%)và 17-19 giờ chiều (60%). Từ tháng thứ 2 có thể cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn. Cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30-40 % và thức ăn tự chế như cua, ốc, cá vụn, sắn, đậu tương hoặc gạo nức, tỷ lệ thức ăn công nghiệp 50% và thức ăn khác là 50%. Lúc mới thả cho đến 1 tháng nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng: 5-6% tổng trọng lượng đàn nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn nên quan sát xem lượng thức ăn thừa hay thiếu mà ta điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý nên bổ sung vitamin C và Premix để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước. Định kỳ thay nước để nước đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn. Hàng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.

Bảng 2. Tính lượng thức ăn sử dụng (dùng thức ăn viên công nghiệp):

Trọng lượng tôm (g/con)

Lượng thức ăn 
(%)

2,5 - 3

6,5

4 - 5

5,5

6 - 9

4,2 - 4,5

10 - 13

3,7 - 4,0

14 - 20

3,0 - 3,5

20 - 50

2,5 -3,0

≥ 50

2,0

 

Một số lưu ý:
- Tôm càng khác với tôm thẻ và tôm sú, việc cho ăn bằng nhá là không chính xác, do vậy cần phải cân kiểm tra trong lượng tôm và ước lượng tỷ lệ sống để tính toán lượng thức ăn cho hợp lý.

- Tôm càng là loài ham mồi, khi cho ăn bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc cần phải ngâm qua đêm trước khi cho ăn.

  - Khi muốn cho ăn thêm thức ăn là các loại hạt ngũ cốc thì phải cho ăn xen kẽ (một ngày hạt, một ngày thức ăn công nghiệp) không trộn lẫn hai thứ với nhau.

 2. Hình thức nuôi công nghiệp.

2.1. Chọn, xây dựng và chuẩn bị ao hồ.

- Khâu này làm giống như nuôi tôm sú và tôm thẻ công nghiệp, chỉ khác địa điểm ao nuôi phải có nguồn nước, độ mặn dao động trong khoảng 2-12 ‰ trong suốt vụ nuôi để đảm bảo tôm được nuôi ở độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng.

- Các thiết bị phụ trợ như quạt, máy thổi khí bố trí như ao nuôi tôm thẻ nhưng tổng công suất máy chỉ khoảng 40% so với nuôi tôm thẻ (nuôi mật độ 100con/m2).

- Các khâu chuẩn bị nước, xử lý, gây màu như đối với nuôi tôm công nghiệp thông thường. Độ mặn lúc thả tốt nhất khoảng 8-10‰ sau đó giảm dần xuống 3-4 ‰ trước lúc thu hoạch.

2.2. Nguồn giống và phương pháp thả tôm giống.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, các mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp nên nuôi bằng toàn giống đực. Hiện nay bằng kỹ thuật tiên tiến, viện Thủy sản II đã tạo ra đàn tôm cái giả (bản thân là tôm đực nhưng có ngoại hình giống con cái, tôm này có khả năng mang trứng, sinh sản bình thường) để đưa vào sản xuất đại trà tạo ra con giống toàn đực phục vụ cho các mô hình nuôi tôm thương phẩm.

Lựa chọn giống tôm càng xanh toàn đực là bước quan trọng nhất, người nuôi có thể chọn tôm giống tự nhiên và tôm giống nhân tạo để nuôi và cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây: Tìm kiếm và lựa chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh, có đầy đủ phụ bộ, đuôi xòe khi bơi lội, ruột đầy thức ăn.

Khi quan sát bể tôm giống cần chọn những con có kích cỡ đồng đều, kích cỡ từ 11-13 mm.

Lựa chọn những đơn vị sản xuất giống tôm càng xanh uy tín, quy trình sản xuất an toàn không hoặc sử dụng rất ít kháng sinh và phải có hợp đồng đảm bảo tỷ lệ đực trên 95%.

Mật độ nuôi từ 10-15 con/m2.

Thả tôm giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thuần độ mặn và nhiệt độ nếu thấy cần thiết.

2.3. Chăm sóc quản lý ao nuôi tôm.

Tôm càng xanh rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, các yếu tố môi trường, oxy hòa tan,... nên người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các chỉ tiêu về mức ổn định. Bố trí từ 2-4 giàn quạt để bổ sung sục khí, cung cấp oxy cho ao nuôi tôm. Thường xuyên theo dõi, quan sát đường ruột tôm nhằm đánh giá mức độ bắt mồi và các dấu hiệu bệnh trên tôm thông qua màu sắc, khối cơ,... Vào chu kỳ tôm lột xác cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp kết hợp với sục khí và quạt nước. Sau khi thả 60-75 ngày tiến hành bẻ càng để tôm lớn nhanh, tăng tỷ lệ sống. Bẻ càng ở vị trí khớp gần cơ thể để tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng. Sau thời gian 3-4 tháng càng tôm sẽ tự mọc trở lại. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh. Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học cho ao nuôi. Nuôi tôm càng xanh kéo dài từ 4-5 tháng rồi thu hoạch.

2.3.1. Cho ăn.

Tháng nuôi đầu tiên nên cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, sau đó xen kẽ cho ăn thức ăn viên và thức ăn có nguồn gốc thực vật khác như gạo lứt, hạt bắp hoặc đậu tương.

Với thức ăn công nghiệp cho ăn như sau:
Ngày đầu tiên cho ăn 2,5 kg/100.000 PL
Ngày 2-7 mỗi ngày tăng lên 250 g
Ngày 8-15 mỗi ngày tăng 150 g
Ngày 16-23 mỗi ngày tăng 100 g
Sau cân tôm, ước tính tỷ lệ sống và cho ăn theo bảng trên.

2.3.2. Quản lý ao nuôi.

Quản lý tốt các yếu tố độ mặn và độ kiềm, điều chỉnh nếu vượt quá ngưỡng phù hợp. Độ mặn thích hợp là ≤ 12‰ và độ kiềm 90-100 mg CaCO3/L. Bổ sung khoáng đa lượng giúp tôm lột xác tốt và phòng chống bệnh đục cơ.

2.3.3. Sang ao.

Sau 3 tháng nuôi cần chuyển tôm sang ao mới. Phân cỡ, bẻ càng và san thưa cũng được thực hiện trong lúc này.

Việc phân cỡ và bẻ càng tôm tốn nhiều nhân công và thời gian nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì có thể tiết kiệm được thức ăn và nâng giá trị thương phẩm của tôm (tôm đạt không bị loại do càng sào).

Sang/chuyển ao ở giai đoạn này cũng giúp đánh giá được chính xác số lượng tôm còn lại  trong ao sau 3 tháng nuôi, phân cỡ tôm, vào các ao để thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế.  

2.4. Thu hoạch.

Khi tôm đến cỡ thu hoạch (20-30 con/kg ). Bà con nên căn cứ vào giá cả thị trường mà quyết định thời điểm thu hoạch sao cho có lời cao nhất.

Có nhiều cách thu hoạch áp dụng cho các mô hình nuôi khác nhau:

Với nuôi công nghiệp, đáy ao phẳng, bà con có thể dùng lưới kéo bớt, sau đó bơm cạn nước để bắt bằng tay.

Với nuôi quảng canh, đáy ao không bằng phẳng, có nhiều gốc cây, mương, trảng thì việc thu tôm sẽ khó khăn hơn.

Trước khi thu hoạch cần phải tháo bớt nước, dồn tôm xuống các mương sâu. Sau đó có thể dùng chài, để bắt bớt. Tiếp tục bơm cho cạn nước và bắt bằng tay.

Cách phổ biến được áp dụng cho các ao nuôi quảng canh như sau: Trước khi thu xả bớt nước để tôm dồn xuống các mương, sau đó dùng phà có gắn chân vịt để quấy đảo nước trong mương. Khi bị sục bùn, tôm sẽ bị ngợp, nổi lên mặt nước, dùng vợt bắt tôm hoặc bắt tôm bằng tay. Đưa tôm lên các xuồng và chuyển vào khu vực phân cỡ, cân và vận chuyển đi tiêu thụ. Thông thường các thương lái đến tận ao để thu mua, do vậy khâu kỹ thuật vận chuyển do họ đảm nhận.

3. Các loại bệnh thường gặp.

3.1. Bệnh đóng rong.

Tôm mắc bệnh khi môi trường nước xấu, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn hoặc dinh dưỡng không đầy đủ làm tôm chậm lột xác. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Tôm bị bệnh sẽ khó lột xác, hô hấp khó khăn khi có ký sinh mang và dễ chết khi hàm lượng ôxy thấp.

Để phòng bệnh đóng rong cần giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy, cho tôm ăn các loại thức ăn đảm bảo chất lượng không cho ăn dư. khi tôm bệnh dùng đồng sulphat (CuSO4) 300g/1000m3 nước hay formol với liều lượng 25 lít/1000m3 nước để xử lý tôm bệnh.

3.2. Bệnh đốm đen.

 Do tôm bị sốc hay tổn thương thường do tác động bên ngoài làm tôm suy yếu, các vi khuẩn hay nấm (Vibrio, Pseudomonas) tấn công lên cơ thể tôm dẫn đên xuất hiện những vết thương màu nâu đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm hay các phụ bộ.

Khi tôm bệnh cần phải cải thiện môi trường ao nuôi bằng cách thay nước, có thể dùng kháng sinh BayMet 3-5g/1kg thức ăn liên tục trong 3 ngày. Đồng thời, dùng các sản phẩm có hoạt chất lodine tạt xuống ao nuôi.

Sau 2 ngày sử dụng vi sinh (loại dùng cho tôm lúa) và khoáng để tôm mau cứng vỏ dễ lột xác.

3.3. Bệnh khác.

Bệnh phồng mang do ký sinh, đen mang, đỏ đuôi, mềm vỏ... nếu phát hiện trên 10% đàn tôm nhiễm bệnh cần xử lý. Vệ sinh môi trường nước ao nuôi tốt, thay nước kịp thời. Dùng sản phẩm có hoạt chất lodine tạt đều khắp ao nuôi, kết hợp sử dụng đồng suphat 300g/1000m3 nước. Có thể sử dụng thêm các loại vi sinh và vitamin trộn vào thức ăn để tăng cường khả năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm./.

<

Tin mới nhất

Những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa Thược Dược trong chậu(19/01/2025 10:01 SA)

Một số lưu ý trong chăm sóc lúa Xuân giai đoạn đẻ nhánh(19/01/2025 9:39 SA)

Hướng dẫn một số biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây hoa Cúc(29/12/2024 9:15 SA)

Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản(25/12/2024 4:15 CH)

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024-2025(15/12/2024 9:34 SA)

Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Sởi trên địa bàn huyện Quảng Xương.(19/02/2025 4:21 CH)

Huyện Quảng Xương long trọng tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025(14/02/2025 4:26 CH)

Ban Tổ chức Huyện ủy tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội Đảng...(14/02/2025 4:08 CH)

Quảng Xương hợp nhất Ban Tuyên giáo với Ban Dân vận Huyện ủy(14/02/2025 3:30 CH)

Thanh niên huyện Quảng Xương sẵn sàng lên đường nhập ngũ năm 2025(12/02/2025 5:00 CH)

Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh...(11/02/2025 11:10 SA)

Quảng Xương phát động Tết trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ 2025(03/02/2025 3:58 CH)

Lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi chơi cờ người và đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham,...(03/02/2025 3:40 CH)

Các đồng chí lãnh đạo huyện thăm, chúc Tết một số đơn vị làm nhiệm vụ đêm giao thừa dịp Tết...(31/01/2025 4:09 CH)

Các đồng chí lãnh đạo huyện Quảng Xương viếng Nghĩa trang liệt sỹ nhân dịp Tết cổ truyền của dân...(25/01/2025 9:19 SA)

Hội Khuyến học huyện Quảng Xương Tổ chức Tết khuyến học khuyến tài Xuân Ất Tỵ 2025(22/01/2025 10:52 SA)

Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương Nguyễn Huy Nam thăm, kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân tại thị...(22/01/2025 10:40 SA)

Đồng chí Nguyễn Huy Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện thăm và chúc tết, tặng quà tại xã Quảng Yên,...(20/01/2025 3:17 CH)

Hội Khuyến học xã Quảng Ninh tổ chức Chương trình “ Tết khuyến học, Xuân Ất Tỵ năm 2025”(19/01/2025 9:45 SA)

Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng", năm 2025(19/01/2025 9:36 SA)

Liên đoàn Lao động huyện Quảng Xương tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2024,...(19/01/2025 9:33 SA)

Đồng chí Nguyễn Thị Sơn – UV BTV, Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy Quảng Xương đã đi thăm tặng quà gia...(19/01/2025 9:27 SA)

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ủy thác năm...(19/01/2025 9:06 SA)

Huyện Quảng Xương gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ nhân dịp đón Xuân Ất...(17/01/2025 5:07 CH)

Đồng chí Đỗ Đình Cường – UV BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UB MTTQ đã đi thăm tặng...(16/01/2025 9:08 CH)

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Tiến trao tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại xã...(16/01/2025 8:40 CH)

Quỹ Bầu ơi trao quà Tết cho người dân tại huyện Quảng Xương(13/01/2025 3:27 CH)

Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và phát động các...(13/01/2025 2:48 CH)

HĐND huyện Quảng Xương khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề)(10/01/2025 10:34 SA)

Ủy ban MTTQ huyện tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025(08/01/2025 3:59 CH)

Huyện Quảng Xương trao thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2024-2025(08/01/2025 9:27 SA)

Thường trực HĐND huyện Quảng Xương tổ chức phiên họp thứ 59 (07/01/2025 4:38 CH)

Thị trấn Tân Phong huyện Quảng Xương kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Đảng bộ(06/01/2025 4:26 CH)

Huyện uỷ Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết các Ban xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm...(06/01/2025 4:10 CH)

Huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc...(05/01/2025 5:07 CH)

°
1331 người đang online