Hướng dẫn một số biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây hoa Cúc

Đăng ngày 29 - 12 - 2024
100%

Bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên hoa Cúc

Để có một vụ hoa Cúc thắng lợi, ngoài kỹ thuật trồng, chăm bón thì bà con cần quan tâm phòng trừ sâu bệnh cho hoa để hoa sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp. Để giúp bà con chủ động phòng trừ sâu bệnh hại hoa Cúc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương giới thiệu kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho hoa Cúc như sau:

1. Sâu chính hại hoa cúc:

1.1.Sâu xanh, sâu khoang:

Sâu xanh, sâu khoang là loài đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng, trong đó có hoa cúc. Sâu non ăn lá non, ăn nụ hoa, trên lá non chúng ăn khuyết, trên nụ chúng đục nụ, ăn vào bên trong. Sâu non tuổi lớn, đẫy sức di chuyển xuống đất hoá nhộng. Sâu trưởng thành hoạt động về đêm thích mùi chua ngọt, ban ngày ít hoạt động, ẩn nấp vào lá cây, chúng đẻ trứng rải rác trên lá non hoặc nụ hoa, sau khi đẻ từ 3-4 ngày thì trứng nở.

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh với cây trồng khác, tốt nhất là luân canh với lúa nước để tiêu diệt các mầm mống sâu hại như trứng, sâu non, nhộng có trong đất, cỏ dại.

- Dùng các biện pháp thủ công như dẫn dụ sâu trưởng thành bằng bả chua ngọt, dùng tay ngắt bỏ ổ trứng, tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại như lá, cành, nụ hoa. Bắt và diệt trừ sâu bằng tay vào lúc sáng sớm.

- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm virus nhân đa diện N.P.V, phun vào thời kỳ sâu non, rất hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường.

- Biện pháp hoá học: Khi mật độ sâu lên cao, quá ngưỡng kinh tế có thể dùng một trong các loại thuốc BVTV đặc trị theo khuyến cáo, có thể sử dụng một số hoạt chất như Abamectin, Cypermethrin, Bacillus thuringiensis.

Triệu trứng ruồi đục lá gây hại trên hoa Cúc

1.2. Rệp:

Rệp sống tụ tập trên bề mặt lá, đặc biệt là lá non, trên đài hoa, nụ hoa và ngọn cây hoa. Giai đoạn cây con chúng thường bám vào ngọn cây, lá non, búp non, sau đó chuyển sang đài hoa, nụ hoa, cánh hoa. Rệp chích hút dịch cây tạo thành những vết nhỏ, màu vàng nâu hoặc thâm đen và làm cho cây bị mất dinh dưỡng do đó trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, mầm cúc không vươn lên được. Nếu rệp hại nụ sẽ làm thui nụ hoặc hoa không nở, cánh hoa úa hoặc nhạt màu.

Biện pháp phòng trừ:

- Luôn quan sát, phát hiện kịp thời, nếu thấy rệp bắt đầu xuất hiện một vài cây cần tiêu diệt rệp ngay bằng tay hoặc dùng hồ gạo nếp, keo dính tẩm vào que bông bắt rệp.

- Dùng các loại thuốc hoá học để diệt trừ rệp. Khi rệp phát sinh nhiều, không thể áp dụng các biện pháp trên thì phải dùng thuốc hoá học để phun cho cây cúc, nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc trên để tránh hiện tượng rệp quen thuốc. Khi mật độ rệp cao sử dụng một trong các loại thuốc BVTV đặc trị theo khuyến cáo chứa các thành phần hoạt chất như Spirotetramat, Dinotefuran, Thiamethoxam, Pymetrozine... để phun trừ.

Vườn hoa Cúc bước vào thời kỳ cho thu hoạch

1.3. Bọ trĩ:

Bọ trĩ còn non có màu vàng, trưởng thành có màu đen, kích thước bọ trĩ rất nhỏ (mắt thường nhìn kỹ mới thấy). Bọ trĩ có vòng đời ngắn, khả năng sinh sản rất cao. Khi còn non chúng chạy trốn ở dới mặt lá, gốc cây hay nhảy lên các cánh hoa. Chúng hút mật hoa và nhựa cây, làm cho lá, hoa bị mất sắc tố dẫn đến hiện tượng lá vàng, cánh hoa quăn queo, màu nhạt, hoa bị lỗi 

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV đặc trị theo khuyến cáo chứa các thành phần hoạt chất như Spirotetramat, Dinotefuran, Thiamethoxam, Pymetrozine... để phun phòng trừ khi mật độ cao.

1.4.Ruồi hại lá:

Trưởng thành là loài ruồi có mắt kép đỏ, có sọc mờ ở hai hông, chân màu đen, mảng lưng, ngực màu vàng sáng. Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá, mỗi con cái có thể đẻ 250 quả trứng.

Sâu non nằm dưới biểu bì lá, ăn phần diệp lục màu xanh, để lại lớp biểu bì trên tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, làm hỏng lá. Sâu thường phát sinh vào vụ Xuân Hè.

Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh diệt sâu non và trứng trong lá. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc BVTV có hoạt chất như Cyromazine, Spinetoram, Abamectin... để phun phòng trừ khi mật độ cao.

2. Bệnh chính hại hoa cúc:

2.1.Bệnh đốm đen:

Lúc đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen, sau chuyển thành màu đen, từ mép lá lan vào trong phiến lá, vết có hình tròn, hình bán nguyệt, hoặc hình bất định không đều làm lá rụng dần. Bệnh gây hại trên lá già, lá bánh tẻ.

Biện pháp phòng trừ: Làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá, bón phân cân đối đầy đủ, nên tưới nước vào buổi sáng có ánh nắng, vặt bỏ lá già, lá bị bệnh. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một số thuốc BVTV có hoạt chất như Chlorothalonil, Azoxystrobin, Tebuconazole, Difenoconazole, Trifloxystrobin...

2.2.Bệnh gỉ sắt:

Bệnh gỉ sắt Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ, bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá làm cho cháy lá, lá vàng rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt, làm vệ sinh vườn cây, tạo độ thông thoáng, bón phân cân đối cho cây cứng, khoẻ mạnh. Thuốc có chứa gốc lưu huỳnh và một số hoạt chất như Chlorothalonil, Azoxystrobin, Tebuconazole, Difenoconazole, Trifloxystrobin..., phun khi bệnh xuất hiện, bệnh nặng phun 5- 7 ngày/lần, luân chuyển thuốc giữa các lần phun.

2.3. Bệnh phấn trắng:

Vết bệnh xuất hiện trên lá non, lá bánh tẻ, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám như bột phấn, hình bất định. Mặt dưới lá mô bệnh chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh này làm cho lá khô héo rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được hoặc nở lệch về một bên.

Biện pháp phòng trừ: Cắt huỷ cành lá bị bệnh. Bón bổ sung kali để tăng sức chống chịu cho cây. Thay đổi thời gian trồng cúc (tránh thời điểm bệnh phát triển mạnh). Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc BVTV chứa một số hoạt chất như Hexaconazole, Tebuconazole +Trifloxystrobin, Fosetyl Aluminium, Mandipropamid + Chlorothalonil, Azoxystrobin... để phun phòng trừ bệnh.

2.4. Bệnh lở cổ rễ:

Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối, thân lá tự nhiên bị héo dần và héo khô, khi nhổ cây lên thấy gốc dễ bị đứt, chỗ vết đứt bị thối nham nhở, có lớp nấm khô màu trắng.

Biện pháp phòng trừ: Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước, hạn chế việc xới xáo làm đứt gốc, rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một số hoạt chất như Hexaconazole, Pencycuron, Tebuconazole, Azoxystrobin, validamicin... để phun phòng trừ bệnh.

2.5. Bệnh héo xanh vi khuẩn:

Đây là bệnh hại cúc rất phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng đến xuất hiện nụ, làm lá non bị héo trước vào buổi trưa nắng. Triệu chứng héo cả cây diễn ra rất nhanh sau 1-2 ngày, khi điều kiện khí hậu thuận lợi và cây héo hoàn toàn nhưng lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân, chẻ dọc thân, mô mạch phần thân dưới và rễ hoá nâu.

Biện pháp phòng trừ: Với loại bệnh này hiện nay chưa có thuốc hoá học đặc hiệu, chỉ dùng các biện pháp hạn chế, phòng là chính. Chọn đất trồng sạch, mới, đất tơi xốp, không trồng cây họ cúc trước đó hoặc luân phiên với cây lúa nước; làm thuỷ lợi tốt, bón nhiều phân hữu cơ, tủ đất cho cây và tránh làm rễ bị tổn thương khi chăm sóc cây; nhổ bỏ ngay cây bị bệnh, diệt trừ cỏ dại và phòng trừ môi giới truyền bệnh như rệp, bọ rầy; chọn cây giống sạch bệnh, tránh sát thương cơ giới. Có thể sử dụng thuốc BVTV có chứa một số hoạt chất như Oxytetracycline, Streptomycin... để phun phòng trừ bệnh.

2.6. Bệnh khô lá do tuyến trùng:

Bệnh thể hiện chủ yếu trên lá, một số trường hợp gây hại chồi và hoa. Lá bị bệnh biến màu, đồng thời xuất hiện các đốm vàng nhạt hoặc vàng nâu phân biệt rõ rệt với gân lá. Đốm bệnh lớn dần làm lá xoăn và khô héo. Chồi và hoa bị bệnh cũng biến dạng xoăn lại và héo.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cành giâm, cây giống không bị bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá, chồi và hoa bị bệnh tiêu hủy. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc BVTV chứa các hoạt chất như Chitosan, Cytokinin... để phun phòng trừ.

 Lưu ý: Để phòng trừ sâu bệnh hại đạt hiệu quả cao bà con sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” và thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định./.

<

Tin mới nhất

Những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa Thược Dược trong chậu(19/01/2025 10:01 SA)

Một số lưu ý trong chăm sóc lúa Xuân giai đoạn đẻ nhánh(19/01/2025 9:39 SA)

Hướng dẫn một số biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây hoa Cúc(29/12/2024 9:15 SA)

Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho động vật thủy sản(25/12/2024 4:15 CH)

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024-2025(15/12/2024 9:34 SA)

Huyện Quảng Xương long trọng tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025(14/02/2025 4:26 CH)

Ban Tổ chức Huyện ủy tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội Đảng...(14/02/2025 4:08 CH)

Quảng Xương hợp nhất Ban Tuyên giáo với Ban Dân vận Huyện ủy(14/02/2025 3:30 CH)

Thanh niên huyện Quảng Xương sẵn sàng lên đường nhập ngũ năm 2025(12/02/2025 5:00 CH)

Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh...(11/02/2025 11:10 SA)

Quảng Xương phát động Tết trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ 2025(03/02/2025 3:58 CH)

Lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi chơi cờ người và đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham,...(03/02/2025 3:40 CH)

Các đồng chí lãnh đạo huyện thăm, chúc Tết một số đơn vị làm nhiệm vụ đêm giao thừa dịp Tết...(31/01/2025 4:09 CH)

Các đồng chí lãnh đạo huyện Quảng Xương viếng Nghĩa trang liệt sỹ nhân dịp Tết cổ truyền của dân...(25/01/2025 9:19 SA)

Hội Khuyến học huyện Quảng Xương Tổ chức Tết khuyến học khuyến tài Xuân Ất Tỵ 2025(22/01/2025 10:52 SA)

Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương Nguyễn Huy Nam thăm, kiểm tra sản xuất, đời sống Nhân dân tại thị...(22/01/2025 10:40 SA)

Đồng chí Nguyễn Huy Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện thăm và chúc tết, tặng quà tại xã Quảng Yên,...(20/01/2025 3:17 CH)

Hội Khuyến học xã Quảng Ninh tổ chức Chương trình “ Tết khuyến học, Xuân Ất Tỵ năm 2025”(19/01/2025 9:45 SA)

Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng", năm 2025(19/01/2025 9:36 SA)

Liên đoàn Lao động huyện Quảng Xương tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2024,...(19/01/2025 9:33 SA)

Đồng chí Nguyễn Thị Sơn – UV BTV, Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy Quảng Xương đã đi thăm tặng quà gia...(19/01/2025 9:27 SA)

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ủy thác năm...(19/01/2025 9:06 SA)

Huyện Quảng Xương gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ nhân dịp đón Xuân Ất...(17/01/2025 5:07 CH)

Đồng chí Đỗ Đình Cường – UV BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UB MTTQ đã đi thăm tặng...(16/01/2025 9:08 CH)

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Tiến trao tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại xã...(16/01/2025 8:40 CH)

Quỹ Bầu ơi trao quà Tết cho người dân tại huyện Quảng Xương(13/01/2025 3:27 CH)

Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và phát động các...(13/01/2025 2:48 CH)

HĐND huyện Quảng Xương khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề)(10/01/2025 10:34 SA)

Ủy ban MTTQ huyện tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025(08/01/2025 3:59 CH)

Huyện Quảng Xương trao thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2024-2025(08/01/2025 9:27 SA)

Thường trực HĐND huyện Quảng Xương tổ chức phiên họp thứ 59 (07/01/2025 4:38 CH)

Thị trấn Tân Phong huyện Quảng Xương kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Đảng bộ(06/01/2025 4:26 CH)

Huyện uỷ Quảng Xương tổ chức hội nghị tổng kết các Ban xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm...(06/01/2025 4:10 CH)

Huyện Quảng Xương tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc...(05/01/2025 5:07 CH)

Đảng bộ cơ quan chính quyền huyện Quảng Xương tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025(03/01/2025 5:03 CH)

°
4637 người đang online