
Ảnh minh họa
Hiện nay, nghành chăn nuôi vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ, nhằm đắp ứng nguồn thực phẩm lớn trong nước cũng như xuất khẩu. Nhưng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch, năng suất cao vẫn là một giải pháp mà người chăn nuôi đang hướng tới. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang được cảnh báo, vì nó gây tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời còn gây hiện tượng kháng kháng sinh của vi sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
Để hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, bên cạnh việc người chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y phòng bệnh hay chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm túc lịch dùng vắc xin phòng bệnh thì việc sử dụng các chế phẩm vi sinh hữu ích bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tăng khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Vai trò của vi sinh vật trong thức ăn chăn nuôi
Kháng khuẩn: Vi sinh vật trong thức ăn chăn nuôi tiết ra các chất kháng khuẩn như axit hữu cơ, Berocine. Vi khuẩn có lợi được đưa vào đường ruột của vật nuôi qua thức ăn, nước uống, trong thành ruột các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh sẽ dẫn đến giảm sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh, vừa có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Ngăn chặn sự bám dính của mần bệnh vào thành ruột khiến chúng không thể sống sót. Tạo ra chất nhầy phòng vệ trong trường hợp hệ tiêu hóa bị vi khuẩn có hại gây bệnh.
Tăng cường miễn dịch: Vi khuẩn có lợi trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò phân phát phân tử kháng viêm trong đường ruột, giảm dị ứng. Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng. Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón.
Tác động đến vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn có lợi điều hòa hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột, làm giảm độ PH của bộ phận tiêu hóa, gây cản trở hoạt động tiết ra enzim của vi sinh vật đường ruột. Đồng thời tăng sự dung nạp lactose giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn có hại.
Ngoài ra vi sinh vật trong thức ăn còn một số vai trò khác như: chống dị ứng, chống ung thư, giúp con vật nhanh chóng bình phục sau tiêu chảy hoặc sau sử dụng kháng sinh.
Mục đích ứng dụng vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi
Giúp vật nuôi ăn ngon và kích thích sự thèm ăn
Tăng tỷ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn ra ngoài.
Giúp con vật sinh trưởng và phát triển nhanh chóng mà không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại hoặc bị cấm.
Giảm nghiêm trọng của bệnh gây ra bởi Ecoli, Samonella, tránh phụ thuộc, lạm dụng vào kháng sinh chữa bệnh.
Giảm mùi hôi chuồng trại, đơc công vệ sinh, giải phóng sức lao động của con người khi chăn nuôi.
Những lưu ý khi sử dụng vi sinh vật có lợi trong chăn nuôi
Tuy nhiên nếu tự trộn vi sinh hữu ích vào thức ăn, người chăn nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và lưu ý những vấn đề sau:
- Bổ sung vi sinh hữu ích vào thức ăn trong những lúc thời tiết bất lợi, sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh hoặc trước và sau khi dùng vắc xin phòng bệnh, chuyển chuồng nuôi.
- Thức ăn trộn không có chứa kháng sinh.
- Trộn đều vi sinh hữu ích vào thức ăn, sau khi trộn cho vật nuôi ăn hết trong 1 ngày, không để thức ăn trực tiếp dưới ánh nắng.
- Trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh thì tạm ngưng bổ sung vi sinh hữu ích vào thức ăn.
- Nếu pha vào nước uống, thời gian cho vật nuôi uống càng ngắn càng tốt vì trong môi trường nước thông thường không có lợi cho lợi khuẩn duy trì và phát triển. Nguồn nước uống phải sạch, không để trực tiếp dưới ánh nắng.
- Không pha chung vi sinh vật hữu ích với kháng sinh trong nước uống của vật nuôi.