.jpg)
Bướm sâu vẽ bùa trên cây có múi
Cây có múi là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, có diện tích trồng rất lớn ở nước ta. Đây cũng là nhóm cây trồng có nhiều sâu bệnh hại và trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây, nó làm hỏng các lá non, cây hấp thu dinh dưỡng kém do không đủ lá để quang hợp dẫn đến sản lượng, phẩm chất nông sản không đảm bảo chất lượng, tuổi thọ của cây giảm.Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp phòng trừ như sau:
Đặc điểm sinhhọc
Vòng đời sâu vẽ bùa khoảng 19-38 ngày. Thế hệ trên năm: 12-14 thế hệ trênnăm
Bướm rất nhỏ, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng từ 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu xám nhạt, phần còn lại màu trắng bạc hơi ngả vàng.Từ gốc cánh có hai vân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh.Khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên giống hình chữ Y. Thời gian sống của bướm từ 4-5 ngày.Một bướm cái đẻ từ 40-50trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10ngày.
.png)
Trên cành non và trên trái
Bướm ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm ẩn trốn trong tán lá cây, ban đêm bay ra hoạt động và đẻ trứng, mạnh nhất từ 19-21giờ.
Trứng: Hình bầu dục, màu vàng nhạt, rất nhỏ, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá.
Sâu non: Ấu trùng có 4 tuổi, mới nởmàu xanh nhạt, trong suốt, không chân, đốtcuối bụng có hình ống dài, dài khoảng 0,4m. Sâu mới nở dài khoảng 0,5 mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu màu nâu. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt. Sâu phát triển trong thời gian từ 5-20 ngày tùy điều kiện ngoạicảnh.
Sâu non sống trong đường đục trong suốt thời gian sinh trưởng,nếuđường đục bị rách sâu non rất dễ bị chết.
Nhộng có màunâu. Nhộng dài từ 2-3 mm, phát triển trong thời gian từ 7-15ngày.Thường hóa nhộng gần gân lá, chỗ lá bịquăn..
Đặc điểm gây hại
Lá bị sâu tấn công sẽ quăn queo làm hạn chế rất lớn sự quang hợp, chồi non ngừng tăng trưởng. Ngoài ảnh hưởng trên, những vết thương do sâu đục trên bề mặt lá hoặc chồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Xanthomonas axonopodis pv. citri) phát triển mạnh, gây ra bệnh loét cho cây ăn quả có múi.
Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, ảnhhưởng nhiều đến sinh trưởng của cây, nhất là cây con mới trồng.Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ biến trên lá cây ăn quả có múi.
.jpg)
Vòng đời sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi, lá non. Ngoài gây hại trên lá sâu còn tấn công trên cành non và trái.
Biện pháp phòng trừ:
Tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liêntục của sâu, thuận lợi cho việc phun thuốc phòng trừ.
Tạo điều kiện cho thiên địch sâu vẽ bùa phát triển. Nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn quả có múi.Trong tự nhiên có loài ong ký sinh trên sâu non và nhộng; tạođiều kiện thích hợp cho ký sinh phát triển để hạn chế sâuhại.
Theo dõi các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, đợt chồi sau khi mưa, sau khi bón phân và sau khi tưới nước. Giai đoạn cây ra đọt non nên kiểm tra thường xuyên (5-7 ngày/lần).
Vì sâu gây hại dưới biểu bì lá nên việc phòng trừ tương đốikhó.Có thể áp dụng thuốc sớm khi mới vừa có triệu chứng gây hại đầu tiên bằng các loại thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu có tính thấm sâu; 7-10 ngày sau áp dụng lại nếu mật độ lá bị hại còn cao.Khi mật số sâu quá cao (25% lá non hay chồi non bị nhiễm) có thể sử dụngthuốc: Abatimec 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Dantotsu 16WSG, Cyper25EC...Phun ngừa khi chồi non dài 3-4cm. Phun dầu khoáng nồng độ 0,25 –0,5% phun khi cây vừa nhú chồi non, hoặc các loại thuốctrên.