Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm
Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như Bệnh dịch tả lợn Châu Phi; Bệnh Viêm da nổi cục trâu bò, Bệnh lở mồm long móng, Bệnh Dại chó, cúm gia cầm tăng cao. Nhiều địa phương xuất hiện dịch trên diện rộng, làm nhiều gia súc, gia cầm mắc bệnh và chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an sinh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế cho gia đình, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng.Làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại...
Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; thực hiện Kế hoạch số 205/ KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầmđợt 2 năm 2023 của UBND huyện Quảng Xương.Tất cả các hộ, các trang trại có chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêm phòng 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật. Các đối tượng tiêm và bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm:
- Đối với đàn trâu, bò, dê:
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn toàn huyện
+ Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn toàn huyện
+ Tiêm vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn toàn huyện.
- Đối với lợn:
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn trên địa bàn
toàn huyện
+ Tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống, các loại
lợn ở trại giống, trang trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc
mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị uy hiếp.
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh: Thực hiện tiêm vắc xin Tai xanh chođàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, lợn nái, đực giống.
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh Lép tô, Phó thương hàn lợn ở những vùng có
nguy cơ cao.
- Đối với vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện theo chỉ đạo
hướng dẫn cụ thể của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi - Thú y.
- Đối với đàn chó, mèo: Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn
chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
- Đối với gia cầm:
+ Tiêm vắc xin Newcastle, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng gia cầm cho đàn giacầm trên địa bàn toàn huyện.
+ Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm (A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8...)
cho đàn gia cầm ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại gia cầm, cơ sở congiống.
Ngoài ra thực hiện tiêm phòng bổ sung thường xuyên cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, mới bắt đầu đến tuổi tiêm phòng.
Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo quy định tại Nghị định 90/2017 ngày 31/7/2017 của Chính phủ cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi của gia đình theo quy định. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi của xã và các thôn để thực hiện theo đúng kế hoạch./.