
Cây mướp đắng
Huyện Quảng Xương ngày càng quan tâm hơn tới việc phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, bền vững, trong đó việc chú trọng đầu tư phát triển trồng và liên kết tiêu thụ cây dược liệu ngày càng quan tâm. Trong đó Cây mướp đắng một loại cây có giá trị dược liệu được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Nhu cầu lấy hạt của mướp đắng phục vụ cho ngành y ngày càng lớn vì vậy đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. Hạt mướp đắng khô được mua với giá khá cao (khoảng 500.000 đồng/kg).
Qủa mướp đắng không chỉ có thể chế biến các món ăn khác nhau như xào, nhồi thịt, làm salad, nước ép… mà trong mướp đắng còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin (C, B1, B12...), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten... giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, tốt cho da và một số tác dụng khác. Theo ý học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.
Ở miền Bắc, thời vụ trồng mướp đắng thích hợp là từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian thu hoạch khoảng từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm. Sau khoảng thời gian này, nếu trồng vào mùa đông, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến hạt khó nảy mầm hoặc cây dễ bị sâu bệnh hại. Nên trồng mướp đắng tại các xã có độ pH từ 5,5-6,7; đất đai màu mỡ, thoát nước tốt như Thị trấn Tân Phong, Quảng Đức, Quảng Hòa… tránh trồng tại các xã có đất bị nhiễm mặn như Quảng Thái, Quảng Hải, Tiên Trang…

Hạt mướp đắng
Một số kinh nghiệm trồng mướp đắng cho nắng suất tốt và chất lượng cao như: Tập trung vào giai đoạn bón lót và phân bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai mục đem lại lượng dinh dưỡng cao khiến cây dễ hấp thụ, tạo bộ rễ khỏe mạnh. Không dùng phân bón hóa học cho bón lót đặc biệt trong 10 ngày đầu sau trồng, cây sẽ chết hoặc năng suất thấp. Trồng đúng mùa vụ hoặc trong nhà lưới sẽ giảm thiểu sâu bệnh đến tối đa.