Xử lý đất trồng trọt bị nhiễm mặn nhưng không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn các xã như Quảng Thái, Tiên Trang, Quảng Nham… luôn được các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương quan tâm.

Hình ảnh đất bị nhiễm mặn
Nguyên nhân đất trồng trọt bị nhiễm mặn:
Đất nhiễm mặn là do hai nguyên nhân chính, một là do tự nhiên, hai là do con người tác động vào. Các vùng đất mặn thường là các vùng đất khô cằn, nước không thoát hơi được hết tạo nên sự nhiễm mặn trong đất. Bên cạnh đó, đất mặn có thể là kết quả của sự tích tụ các thành phần tạo muối trong nước do nước biển xâm nhập vào đất liền, theo sông hoặc các mạch nước ngầm. Theo thời gian lâu dài thì đất trở nên mặn. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là do con người tác động. Trong quá trình canh tác, phần lớn bà con tưới tiêu chưa đúng cách. Nước sử dụng thường được lấy trực tiếp từ sông và nước này có chứa thành phần muối. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác tưới cho cây nên dần dần tích tụ lại một lượng muối gây hại cho đất, làm cho đất bị nhiễm mặn. Chưa kể việc tưới tiêu quá nhiều, nước thoát không kịp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đất mặn.
Ảnh hưởng của đất trồng trọt bị nhiễm mặn: Đất mặn thường ngăn cản sự hút nước của cây, có thể dẫn đến khô hạn và cây héo trong thời gian dài. Tình trạng dư thừa các loại ion trong đất làm rối loạn khả năng thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất dinh dưỡng đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Sự hấp thụ chất khoáng của rễ bị ức chế dẫn đến cây bị thiếu chất khoáng. Thiếu photpho sẽ ức chế quá trình phosphoryl hóa và cây thiếu sức sống. Thực vật chậm phát triển trong điều kiện nhiễm mặn là đặc điểm rõ ràng nhất. Cây có khả năng chịu mặn thấp ngừng phát triển trên đất mặn vì sinh lý của chúng bị xáo trộn. Độ mặn càng cao thì sự chậm phát triển càng lớn. Năng suất giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào độ mặn và khả năng chống chịu của bản thân cây trồng.
Biện pháp xử lý và cải tạo đất bị nhiễm mặn để trồng trọt:
- Biện pháp thủy lợi:
+ Thủy lợi là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để cải tạo đất nhiễm mặn. Về cơ bản, đất mặn chứa nhiều muối hòa tan như sulfate, chloride Na, Mg và Ca, chúng có thể dễ dàng được rửa trôi bằng nước hoặc nước mưa. Khi đưa nước ngọt vào ruộng, đồng thời phải cày, xới, đánh bóng đất. Sau đó, ruộng được ngâm nước trong thời gian nhất định để muối tan trong đất. Cuối cùng, nước được rút khỏi ruộng, thường dẫn ra kênh, mương và sông. Tưới cây bằng nước ngọt nhiều sẽ phần nào rửa trôi bớt độ mặn có trong đất.
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi giúp cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây trồng. Chính vì thế mà loại bỏ được muối ra khỏi vị trí nhiều muối, còn giúp hạ thấp mực nước ngầm có nguy cơ gây ngập úng rễ cây.
- Biện pháp canh tác:
Lựa chọn những giống cây trồng chịu được độ mặn của đất tại từng thời điểm bị nhiễm mặn là một trong những biện pháp hiệu quả. Ngoài ra, để cải tạo lại đất nhiễm mặn, bà con thường nuôi thêm tôm để gia tăng năng suất và chất lượng nông sản ở thời điểm đó. Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp giảm bớt được tình trạng nhiễm mặn của đất trồng.
- Biện pháp bón vôi:
+ Vôi giúp rửa sạch mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn và bổ sung chất hữu cơ cho đất, có thể giúp tăng lượng và hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật có lợi, do đó làm giảm hàm lượng đất sét và tăng tỷ lệ vôi và các hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn.
+ Sử dụng vôi giúp cây trồng giải độc, thải được độ mặn của đất ra ngoài và tăng độ pH của đất. Tùy vào mức độ mà đất bị nhiễm mặn thì liều lượng bón vôi cũng sẽ khác nhau.
- Biện pháp sinh học:
Sử dụng chế phẩm sinh học trung hòa natri clorua trong đất mặn, cải thiện sự thông khí và hút nước của rễ; cải thiện quá trình trao đổi nước, hấp thụ khoáng chất, tuần hoàn và hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.