Hướng dẫn một số biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Đăng ngày 02 - 02 - 2024
100%

Ảnh minh hoạ

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn là vấn đề rất quan trọng và đang được người chăn nuôi quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu phi đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. 

Vì vậy, việc áp dụng biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính bền vững. Chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các dịch bệnh lây lan và phát tán trong các trang trại, hộ chăn nuôi.
Để tiếp tục duy trì, ổn định và tái đàn hiệu quả trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học như sau:

Đối với chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi: Chuồng nuôi cần có hệ thống hàng rào bao quanh, có ranh giới tách biệt giữa khu chăn nuôi và khu sinh hoạt của con người. Không để cho các loại vật nuôi khác như: gà, vịt...đi vào chuồng nuôi lợn. Cửa ra vào không nên mở tự do mà phải được đóng kín, có khóa cửa và biển báo. Sử dụng quần áo, ủng, bảo hộ lao động riêng cho khu vực chăn nuôi; vệ sinh sát trùng quần áo; dụng cụ bảo hộ sau khi sử dụng. Cần bố trí khu vực khử trùng, hoặc hố/chậu khử trùng trước cửa chuồng nuôi và đầu mỗi dãy chuồng, thay bảo hộ lao động cho người ra vào khu vực chăn nuôi. Tất cả các dụng cụ từ máng ăn, máng uống, và dụng cụ, đồ vật khác khi đưa vào chuồng nuôi, kể cả mua mới cũng cần phải được làm sạch và khử trùng để hạn chế tối đa việc xâm nhập và phát tán mầm bệnh vào chuồng nuôi lợn. Nên có ô chuồng nuôi cách ly đàn lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín; nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung. Cần kiểm soát nghiêm ngặt người và phương tiện ra vào khu chăn nuôi: Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chăn nuôi. Đặc biệt khi có khách đến tham quan, mua bán lợn giống, lợn thịt ra vào trại phải thực hiện biện pháp bảo hộ, khử trùng người, phương tiện và chuồng nuôi trước và sau khi khách đến và đi; chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hằng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng. Ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến việc khử trùng vào sổ để theo dõi, kiểm tra như: ngày tháng khử trùng, khu vực khử trùng, hóa chất sát trùng, người thực hiện…một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Đối với con giống: Khi mua lợn giống, người chăn nuôi cần đến những cơ sở sản xuất con giống đảm bảo an toàn dịch bệnh; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đàn lợn cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; không nên mua giống tại nơi vừa xảy ra dịch. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trong quá trình vận chuyển, cần bố trí phương tiện và thời gian vận chuyển phù hợp; khử trùng kỹ phương tiện trước và sau khi vận chuyển đàn lợn giống. Thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe; ghi chép đầy đủ các thông tin về đàn lợn giống vào sổ chăn nuôi như: Ngày tháng nhập lợn, địa chỉ nơi bán giống, tình trạng tiêm phòng…một cách đầy đủ và chính xác.

Đối với thức ăn và nước uống: Cần kiểm soát tốt nguồn thức ăn và nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi đảm bảo có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng; không nhiễm các loại mầm bệnh; không cho lợn ăn các loại thức ăn thừa của người khi chưa được nấu chín. Khi nhập thức ăn và nguyên liệu cần bảo quản tại kho chứa riêng, không để vào trong các dãy chuồng nuôi. Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn, nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho đàn lợn.

Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cần có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và tuân thủ thực hiện đúng quy trình. Nên áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra”. Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn cho các loại lợn nuôi cũng như lợn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Công tác vệ sinh thú y: Hàng ngày tiến hành vệ sinh bên trong và ngoài chuồng nuôi; thu gom và xử lý toàn bộ rác, chất thải để xử lý. Khử trùng xung quanh chuồng trại định kỳ ít nhất 2 lần/tuần; bên trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Đối với chuồng nuôi vừa xảy ra dịch bệnh: Tiến hành quét dọn, thu gom toàn bộ rác, chất thải chăn nuôi, phân, chất độn chuồng và tiêu hủy bằng cách đốt. Vệ sinh cơ học toàn bộ chuồng nuôi và khuôn viên trại; phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi, khuôn viên trại, khu vực nhà ở cho công nhân,…bằng các thuốc sát trùng như: Benkocid, Han Iodine, Povi dine... theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Rải vôi bột hoặc phun dung dịch vôi 1% lên toàn bộ bề mặt chuồng trại như nền chuồng, lối đi, hành lang, cổng trại, đường vào trại…đảm bảo bề mặt phải được phủ trắng vôi. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ sử dụng 1 lần nên tiêu hủy bằng cách đốt. Đối với một số dụng cụ chăn nuôi như ủng, lồng úm,máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải…phải cọ rửa sạch và phun thuốc sát trùng ít nhất 2 lần. Đối với các thiết bị dụng cụ bằng điện có thể xông hơi bằng formol và thuốc tím. Toàn bộ cây bụi, cỏ dại trong trại và khu vực xung quanh phải được chặt bỏ và đốt cháy hoàn toàn; cần nạo vét, khơi thông cống rãnh, sử dụng vôi bột rải lên toàn bộ bề mặt cống rãnh. Có biện pháp diệt ruồi muỗi, diệt chuột và các côn trùng khác.

Xử lý chất thải chăn nuôi: Chất thải phải được thu gom hằng ngày, để xa khu chuồng nuôi và nơi cấp nước. Đồng thời phải có biện pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện chăn nuôi bằng các giải pháp như: Sử dụng hệ thống biogas, ủ phân vi sinh hoặc dùng đệm lót sinh học… Khi có vật nuôi chết cần thực hiện tiêu hủy bằng phương pháp đốt cháy hoàn toàn hoặc chôn rải vôi bột, khử trùng theo đúng quy định thú y. Tuyệt đối không xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh sẽ gây ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh.

Quản lý dịch bệnh: Người chăn nuôi cần có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng loại lợn và thực hiện đúng quy trình, tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định. Khi có dịch bệnh phải khai báo cho chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. Cách ly lợn ốm để có biện pháp xử lý phù hợp, ngừng xuất bán lợn giống và kiểm soát chặt chẽ việc bán sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi lợn ra ngoài. Trường hợp lợn bị các bệnh buộc phải tiêu hủy thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc tiêu độc, khử trùng tại chỗ; không rửa ngay ô chuồng bị bệnh mà tiến hành phun khử trùng liên tục 3 – 4 ngày sau đó mới rửa chuồng bằng nước sạch và khử trùng lại mới đưa lợn vào nuôi.

Trên đây là một số giải pháp về chăn nuôi lợn an toàn sinh học, người chăn nuôi cần quan tâm và tăng cường áp dụng một cách đầy đủ và thường xuyên để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn nuôi, tăng hiệu quả đầu tư và phát triển chăn nuôi bền vững./.

                                                               

<

Tin mới nhất

Luân canh cây trồng hợp lý để hạn chế sâu bệnh và nâng cao độ phì nhiêu của đất trên địa bàn...(27/03/2025 2:15 CH)

Ứng dụng vi sinh vật có lợi trong canh tác nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương(25/03/2025 3:19 CH)

Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng giai đoạn sinh trưởng mạnh trên địa bàn huyện Quảng Xương(25/03/2025 2:09 CH)

Sử dụng bẫy pheromone và bẫy dính màu trong quản lý sâu bệnh hại rau màu trên địa bàn huyện Quảng...(24/03/2025 10:36 SA)

Ứng dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng bằng các biện pháp sinh học trên địa bàn...(19/03/2025 9:18 SA)

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hoá năm 2025(25/06/2025 5:28 CH)

Cập nhật tình hình công bố, công khai TTHC phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp đến ngày 24/6/2025(25/06/2025 5:15 CH)

Công khai địa chỉ, đường dây nóng của Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp(25/06/2025 4:43 CH)

Xã Quảng Ninh vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp ở xã mới(25/06/2025 4:28 CH)

Xã Lưu Vệ vận hành thử chính quyền địa phương 2 cấp (20/06/2025 8:13 SA)

Xã Quảng Yên ( mới) vận hành thử nghiệm chính quyền xã mới(20/06/2025 8:07 SA)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng,...(18/06/2025 7:47 SA)

Huyện Quảng Xương nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản mới của Trung ương và Ban Thường vụ...(07/06/2025 7:26 SA)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DO CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ(03/06/2025 2:35 CH)

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013(02/06/2025 1:59 CH)

Chi bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Xương Đại hội nhiệm kỳ 2025–2030(26/05/2025 9:50 SA)

Huyện Quảng Xương tổ chức họp Ban Chỉ đạo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026(25/05/2025 4:16 CH)

HĐND huyện Quảng Xương tổ chức thành công Kỳ họp thứ 28 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND huyện khoá XXI(22/05/2025 4:28 CH)

Đại hội điểm Đảng bộ Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương nhiệm kỳ 2025-2030(19/05/2025 4:34 CH)

Huyện Quảng Xương tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số...(19/05/2025 4:12 CH)

Triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại huyện Quảng Xương(19/05/2025 7:52 SA)

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiếp pháp(16/05/2025 9:02 SA)

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy và các đồng chí lãnh đạo huyện Quảng Xương dự lễ...(13/05/2025 3:00 CH)

Huyện Quảng Xương khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại xã Quảng Nham(13/05/2025 2:57 CH)

Đồng chí Nguyễn Thị Sơn – UV BTV, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy trao tặng nhà tình nghĩa tại xã...(13/05/2025 2:53 CH)

Huyện Quảng Xương tham gia Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh(08/05/2025 4:12 CH)

Huyện ủy Quảng Xương tổ chức hội nghị tập huấn công tác chỉnh lý, số hóa, bàn giao và quản lý tài...(08/05/2025 7:40 SA)

Huyện Quảng Xương tham gia giải bóng bàn, cầu lông, pickleball hè Sầm Sơn năm 2025(28/04/2025 4:56 CH)

Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng trên địa bàn huyện Quảng Xương năm 2025(26/04/2025 9:50 SA)

Quảng Xương hơn 1.700 người tham gia hiến máu tình nguyện năm 2025(26/04/2025 7:57 SA)

HĐND huyện Quảng Xương tổ chức thành công Kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND huyện khoá XXI(23/04/2025 5:01 CH)

Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Quảng Xương tổ chức phiên họp thứ 63(23/04/2025 4:54 CH)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về ban hành Nghị quyết sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã(23/04/2025 4:51 CH)

Ban vận động Chương trình đỡ đầu học sinh mồ côi, khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó...(22/04/2025 4:50 CH)

Huyện Quảng Xương hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(22/04/2025 4:45 CH)

°
76 người đang online