Đưa thành công sản phẩm chiếu cói Dũng Châu trở thành sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương
Page Content
![](/portal/Photos/2023-09-15/afea6f1eb9896dd1%20(1).jpg)
Sản phẩm chiếu cói Dũng Châu
Xác định sản xuất chiếu cói trên địa bàn huyện có nhiều lợi thế về truyền thống, nguồn nguyên liệu, nhân công sẵn có và đặc biệt là các cơ chế chính sách khuyến khích. Cùng với tâm huyến gìn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại anh sản phẩm chiếu cói Dũng Châu của hộ gia đình anh Phạm Văn Dũng thôn Trường Thành, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao sau nhiều năm cố gắng.
![](/portal/Photos/2023-09-15/b94fe47f2e973dbd1%20(2).jpg)
Người lao động tập trung sản xuất chiếu
Chiếu cói được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau. Sợ cói không bị mục nát đó chính là tính năng vượt trội của chiếu cói Dũng Châu so với các sản phẩm chiếu khác trên thị trường. Chiếu cói Dũng Châu giúp cho người sử dụng có cảm giác dễ chịu sau những giờ lao động nặng nhọc. Chiếu cói mát mẻ vào mùa nóng nhờ những sợi cói đan vào nhau có rãnh nhỏ tạo nên sự thông thoáng thấm hút hiệu quả.
![](/portal/Photos/2023-09-15/20b5fc2fa723bcdd1%20(3).jpg)
Hình ảnh Máy dệt chiếu
Anh Phạm Văn Dũng chia sẻ: “Nghề dệt chiếu cói ở Quảng Xương có những giai đoạn dần mai một, sa sút vì dệt thủ công bằng tay nên hiệu quả không cao, hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại. Nhiều hộ gia đình đã phải bỏ nghề dệt chiếu để chuyển sang sinh sống bằng nghề khác. Vì vậy, năm 2005 gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để mua hệ thống thiết bị máy móc dệt chiếu và cải tạo mở rộng nhà xưởng. Mỗi năm cơ sở sản xuất được hàng trăm nghìn chiếc chiếu cói tạo điều kiện cho nhiều lao động địa phương có việc làm với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng người/tháng trở lên. Đến nay, với trên 120 máy dệt chiếu, công suất một máy dệt chiếu dệt được khoảng 35 đến 40 đôi/ngày, năng suất tăng gấp nhiều lần so với làm thủ công truyền thống”.
![](/portal/Photos/2023-09-15/ecdc070d339d17ed1%20(4).jpg)
Cơ sở sản xuất chiếu cói Dũng Châu
Những năm qua UBND huyện Quảng Xương đã có nhiều cơ chế khuyến khích động viên tạo điều kiện cho những hộ có tâm huyến với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn. Để nghề trồng cói, dệt chiếu của địa phương ngày càng duy trì và phát triển bền vững, UBND xã Quảng Trường đã vận động Nhân dân chuyển đổi những diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng cói; thực hiện công tác đổi điền dồn thửa tạo thuận lợi cho việc thâm canh cây cói; hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ được tiếp cận nhanh với các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, đưa nghề dệt chiếu cói là một trong những nghề chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thân Thị Thùy